Cái kết của việc làm tốt không mang lại điều tốt
Nếu đồng tình với những chia sẻ bên trên và nhận thấy bản thân có các dấu hiệu của tình trạng “tử tế quá mức cần thiết” thì hãy tham khảo một quy trình 5 bước có thể giúp
Chúng ta luôn được khuyến khích nên giữ sự thân thiện và biết giúp đỡ người xung quanh khi cùng sống và sinh hoạt trong một tập thể. Tất nhiên môi trường công sở cũng không ngoại lệ, bởi hầu hết mọi người đều dành hơn nửa thời gian và tâm trí của mình để gắn bó cùng công việc mỗi ngày. Tuy nhiên, biết giúp đỡ và làm việc có ích cho người khác với mức độ nào thì được gọi là tốt và mang lại hiệu quả? Câu trả lời là cần có giới hạn, đừng bao giờ để sự tử tế lại mang đến kết quả không tốt.
Dù công bằng hay không, luôn có sự rủi ro khi bạn là một người quá tốt bụng. Nhược điểm phổ biến thường thấy nhất của việc tử tế quá mức là bạn trở thành một người ra sức làm hài lòng người khác và không biết tự tranh đấu cho chính mình. Hàm ý của điều này có nghĩa là bạn chỉ làm hại bản thân khi quá tốt bụng, và đôi khi còn gây ra những tác động tương tự với người xung quanh.
Hãy cùng xem qua một vài dẫn chứng thuyết phục chúng ta hãy luôn cân nhắc thấu đáo khi làm người hay giúp đỡ trong công sở!
Giải quyết những vấn đề của người khác
Mọi người sẽ đến với bạn để được giúp đỡ và tư vấn bởi vì bạn có chuyên môn, kiến thức hoặc những kỹ năng giỏi mà họ muốn khai khác. Nếu bạn xem như đó là điều hiển nhiên chẳng đáng kể, thì có vẻ như rất dễ dàng và đơn giản để đưa ra câu trả lời hoặc làm giúp cho họ.
Tuy nhiên, bằng cách giải quyết vấn đề riêng cho ai đó, bạn đã cản mất một cơ hội để họ học hỏi kinh nghiệm mới và họ sẽ tiếp tục quay lại tìm bạn nhờ giúp đỡ với những khó khăn tương tự. Thật tuyệt nếu bạn đang thực hiện công việc đặc biệt để được khách hàng trả tiền, nhưng lại không hề tốt nếu bạn đang cho đi một sự chiếu cố, sự giúp đỡ đồng nghiệp đang bị quá tải trong công việc, bạn “lấn sân” sang vai trò của các thành viên khác, hoặc đang vắt kiệt sức lực của mình.
Cung cấp sự trợ giúp không cần thiết
Phải tiếp nhận những sự giúp đỡ khi không mong muốn, không cần thiết hoặc không theo yêu cầu cũng là một cảm giác phiền toái. Câu chuyện này có thể diễn ra với câu nói “Anh không thể làm việc này một mình đâu”. Đôi khi người ta chỉ muốn được giải tỏa cảm xúc. Trong một vài dịp khác, họ lại muốn lắng nghe quan điểm hoặc đánh giá của chúng ta về một tình huống nào đó, để biết rằng liệu họ có được ủng hộ hoặc để được cung cấp thêm góc nhìn mới. Tuy nhiên, nếu bạn không được đề nghị đưa ra lời khuyên thì đừng vội vàng! Quá nhiệt tình, tự ý lao vào giải quyết vấn đề của người khác là việc làm không cần thiết và đôi khi còn kết thúc bằng cảm giác bực bội của đối phương.
Trì hoãn quyết định
Thu thập nhiều góc nhìn đa chiều trước khi đưa ra quyết định có vẻ là một ý tưởng hay. Nhưng nếu bạn đưa ra yêu cầu cần được ai đó tư vấn, rồi sau đấy không xem xét đến thì tình huống này nói lên điều gì? Mong muốn được bao hàm hết mọi thứ là quá sức. Luôn đòi hỏi tất cả mọi người cho ý kiến trong mọi quyết định là phí phạm thời gian của người khác và có thể khiến công ty vuột mất những cơ hội tốt.
Vậy bạn có đang tử tế quá mức cần thiết không?
Hãy tự xem xét lại bản thân, nếu nhận thấy mình có những biểu hiện hoặc xu hướng hành động sau thì quả là bạn đang cho đi những sự giúp đỡ không phù hợp:
– Đặt nhu cầu của người khác lên trước nhu cầu của chính mình
– Vẫn tiếp tục tham gia những hoạt động, mặc dù bản thân không đồng tình
– Căng thẳng, áp lực vì những thứ không nên lo nghĩ
– Luôn muốn sự công bằng và bao quát tất cả mọi thứ, bất kể đó là gì
Nếu đồng tình với những chia sẻ bên trên và nhận thấy bản thân có các dấu hiệu của tình trạng “tử tế quá mức cần thiết” thì hãy tham khảo một quy trình 5 bước có thể giúp bạn giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát với hiệu quả làm việc tốt hơn:
Tập trung lắng nghe
Phản ứng với sự đồng cảm
Bày tỏ ý kiến và quan điểm của chính mình
Đưa ra những gợi ý hoặc lời khuyên
Trợ giúp, tham gia cùng giải quyết vấn đề
Để “phòng chống” sự nhiệt tình thái quá khi giao tiếp và giúp đỡ ai đó, hãy luôn làm theo quy trình 5 bước bên trên, bắt đầu từ bước thứ nhất trong danh sách rồi sau đó cẩn thận cân nhắc tiến sang các bước kế tiếp nếu cần thiết.
Leave a Reply